Khi so sánh với các dạng Vitamin C thông thường, dạng Ester được chứng minh:
Nghiên cứu trên người được bác sỹ Jonathan V.Wright thuộc Viện Nghiên Cứu Lâm Sàng Meridian Valley chứng minh rằng Vitamin C dạng Ester làm tăng nồng độ ascorbate gấp 4 lần bên trong bạch cầu so với ascorbic acid, vì chỉ 1/3 hàm lượng mất đi qua nước tiểu. (5)
Hấp Thu Nhanh Hơn, Tồn Tại Lâu Hơn Trong Tuần Hoàn Và Không Kích Thích Dạ Dày
Nghiên cứu trên động vật, Vitamin C dạng Ester sau 208 phút mới được tìm thấy trong nước tiểu, trong khi ascorbic acid chỉ 104 phút. Vitamin C dạng Ester được hấp thu vào máu nhanh gấp đôi so với ascorbic acid và tồn tại lâu hơn trong tuần hoàn. Kết quả tương tự được chứng minh khi so với calcium ascorbate. (2-4)l
Vì Vitamin C dạng Ester hấp thu nhanh hơn, chậm thải nên làm tăng nồng độ ascorbate nhiều hơn vào trong tế bào bạch cầu, (1-7) vì thế chỉ cần 500mg Vitamin C dạng Ester là tương đương 2000mg vitamin C thông thường.
Vitamin C dạng Ester là dạng polyascorbate, hỗn hợp chứa nhiều dạng vitamin C. Vitamin C dạng Ester chứa ascorbic acid gắn kết với calcium, trong đó khoảng 80% ascorbate và dehydroascorbate là dạng vitamin C được hấp thu chính. (1) Quy trình trung tính hóa tạo ra ascorbate calcium với đặc tính ít ion hóa, có tính tan trong lipid hơn và dễ qua thành niêm mạc ruột hơn nên được hấp thu nhanh hơn. (2) Và vì hợp chất của các phân tử lớn, Vitamin C dạng Ester ít được thanh thải qua thận hơn khi tuần hoàn trong máu. (6)
Bí Quyết Làm Tăng Tác Dụng Của Vitamin C Dạng Ester Là Các Chất Chuyển Hóa
Dựa vào quá trình khử nước khi sản xuất, một số vitamin C thay đổi cấu trúc và tạo ra các dạng trung gian (chất chuyển hóa) gọi là aldonic acid. Những thay đổi này cũng sẽ xảy ra khi vitamin C vào bên trong cơ thể. Những chất chuyển hóa được tạo ra trước khi vào cơ thể của Vitamin C dạng Ester tạo nên đặc tính ưu việt cho dạng bào chế này. (1)
Nghiên cứu của Đại học Mississippi chứng minh rằng các chất chuyển hóa của vitamin C cho kết hợp với calcium ascorbate sẽ được hấp thu rất nhanh trong cơ thể. (1,3)
Vitamin C Dạng Ester – Hiệu Suất Cao Và Không Gây Kích Ứng Dạ Dày.
Có nhiều chế phẩm dạng ascorbic acid (vitamin C nguyên chất) hoặc ascorbate khoáng chất (vitamin C kết hợp). Nhưng tất cả đều có tính acid. Khi vào đến môi trường kềm hơn ở ruột non, nó sẽ làm viêm biểu mô ruột non, tạo khí thải, tiêu chảy và gây khó chịu.
Hội chứng kích ứng do acid thường xảy ra khi dùng vitamin C liều cao, và khi có những triệu chứng này sẽ hạn chế sự hấp thu. (6)
Kềm hóa vitamin C bằng kết hợp với khoáng chất tạo ra dạng muối ascorbate ít tính acid hơn, nhưng hội chứng kích thích vẫn có thể xảy ra nếu dùng liều cao. Tuy nhiên, khi ascorbic acid không gắn kết hoàn toàn với khoáng chất, CO2 và khí cũng có thể xảy ra khi chế phẩm vào đến dạ dày. (6,7)
Sử dụng Vitamin C liều cao làm tăng gánh thải oxalate cho thận và hình thành sỏi thận. Nghiên cứu trên người cho thấy khi dùng Vitamin C dạng Ester tạo ra ít hơn đến 500% lượng oxalate trong nước tiểu so với nhóm ascorbic acid thông thường. (5,6)
Tài liệu tham khảo:
1. Rosenbaum, Michael E., M.D., “Vitamin C New and Improved: The Promise of Ester-C®,”Health World, July-August, 1989.
2. Bush, Marilyn J. and Verlangieri, Anthony J., Ph.D., “An Acute Study on the Relative Gastro-Intestinal Absorption of a Novel form of Calcium Ascorbate,”Journal of Research Communications in Chem. Path. and Pharmacology, Vol. 57, No. 1, 1987.
3. Verlangieri, Anthony J., Ph.D., “Acute Study to Determine the Relative Rate of Absorption and Excretion of Ester-C®Calcium Ascorbate, U.S.P. Calcium Ascorbate with an Added Metabolite and Another Commercial Ascorbate”, Univ. of Miss., 1988.
4. Verlangieri, Anthony J., Ph.D., “Acute Study to Determine the Relative Rate of Absorption and Excretion of U.S.P. Calcium Ascorbate and Ester-C®Calcium Ascorbate,” Univ. of Miss., 1988.
5. Wright, Jonathan V., M.D. “A Human Clinical Study of Ester-C® vs. L-Ascorbic Acid,” Meridian Valley Clinical Lab., Kent, WA,1987.
6. Bland, Jeffrey, Ph.D.,The Key to the Power of Vitamin C and Its Metabolites, Keats Publishing, New Canaan, CT, 1989.
7. Kamen, Betty, Ph.D., “Vitamin C Milestone Found in Ester C®,” Health Shopper, April, 1992.
8. Nutrition Search, Inc.,Nutrition Almanac, Second Edition, Mcgraw-Hill, New York,1984.