Vitamin C, sinh tố C hay acid ascorbic là một chất dinh dưỡng thiết yếu của sinh vật (động vật và thực vật). Vitamin C cần thiết cho các phản ứng trao đổi chất trong cơ thể động vật và cây cối. Nhất là, với những ảnh hưởng từ thời tiết, môi trường nhiều bụi bẩn cũng là các tác nhân làm con người dễ nhiễm bệnh. Do đó, bổ sung đầy đủ Vitamin C sẽ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch cơ thể, tăng cường sức đề kháng.Sài gòn mưa rồi nắng, môi trường nhiều bụi bận dễ làm con người nhiễm bệnh.
Cảm/cúm là chứng bệnh thường gặp phải ở người lớn và cả trẻ em, nếu sức đề kháng mạnh, cơn bệnh sẽ nhanh lướt qua và triệu chứng cũng không nặng nè.
Để tăng cường sức đề kháng, cần tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, không hút thuốc và bổ sung đầy đủ vitamin, đặc biệt là vitamin C.
VitC được tạo ra trong cơ thể sinh vật, trừ vài loài như con người, khỉ, cá heo do thiếu enzyme đặc hiệu xúc tác chuyển hóa Glucose thành Vitamin C.
Vai trò của vitamin C đối với cơ thể người cục kỳ quan trọng, vitC tham gia cho hơn 300 phản ứng hóa học trong cơ thể đã được các nhà khoa học tìm hiểu và chứng minh:
+ Giúp cơ thể tạo máu: Tăng hấp thu sắt, Giúp tạo hemoglobin, Khi thiếu Vitamin C sẽ tăng nguy cơ thiếu máu
+ Giúp tạo collagen: Collagen là protein cấu trúc của mô da, xương, sụn, nướu răng …. Collagen giảm dần theo tuổi.
Thiếu hụt vitamin C dẫn đến khô da và tóc, chảy máu răng và loét miệng.
+ Hỗ trợ cho quá trình tạo xương: Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong hình thành collagen của xương, là điểm tựa ban đầu cho khoáng chất bám vào tạo xương. Vitamin C giúp tăng hấp thu Canxi. Khi thiếu Vitamin C trẻ chậm cao, tăng nguy cơ xoãng xương ở người cao tuổi.
+ Vitamin C là chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể: Vitamin C giúp ngăn ngừa và làm chậm tiến trình oxy hóa và bảo vệ tế bào của cơ thể trước tác hại của gốc tự do. Gốc tự do sinh ra từ sự chuyển hóa hoặc từ các yếu tố bên ngoài cơ thể, phơi nhiễm lâu dài sẽ dẫn đến bệnh tật. Thiếu hụt vitamin C kéo dài gây bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường …
+ Vitamin C bảo vệ bệnh nhân tim mạch, tiểu đường: Giúp điều hòa huyết áp cao, tăng độ đàn hồi của mạch máu
Chống lại những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Tăng cường hiệu quả của Insulin trong điều hòa đường huyết.
+ Vitamin C giúp tổng hợp carnitine, giảm Gout: Carnitine chuyển hóa chất béo thành năng lượng. Thiếu vitamin C làm người dễ mỏi cơ và đau khớp. Giảm nồng độ acid uric trong máu, giảm đợt tấn công Gout
+ Vai trò quan trọng nhất thường được nhắc đến là Vitamin C giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch: Tăng cường hệ miễn dịch, do tăng cường số lượng và chức năng của tế bào bạch cầu. Giảm mắc bệnh và nhiễm trùng. Giảm độ nặng và thời gian bị cảm cúm.
Nhu cầu vitamin C thiết yếu mỗi ngày là 75-90mg cho cơ thể người lớn, và 15-75mg ở trẻ em (tùy độ tuổi). Tuy nhiên Nhu cầu tăng cao khi cơ thể bệnh tật, chấn thương, nhiễm độc, nhiễm khuẩn, hay hút thuốc lá. Vì VitC chỉ hấp thu 1 phần sau khi vào trong được tiêu hóa, vì thế phải bổ sung 200mg – 500mg vitC mỗi ngày từ thực phẩm để duy trì lượng vitC cần thiết cho cơ thể.
Vitamin C dễ bị oxy hóa nên dù ăn nhiều trái cây và rau củ cũng thường không đủ cho nhu cầu cơ thể.
Ít nhất 33% vitamin C trong rau giảm đi khi trữ trong kho lạnh tại siêu thị. 50 – 88% vitamin C mất đi khi nấu chín thức ăn.
Tốt nhất bạn nên bổ sung vitamin C từ chế độ ăn, nhưng có thể chọn thực phẩm chức năng để thay thế khi nguồn thực phẩm không đảm bảo đủ nhu cầu.
Khi chọn lựa thực phẩm bổ sung có chứa vitamin C, cần lưu ý những điểm sau:
+ Chọn dạng vitamin C có pH ít tính acid để tránh kích thích dạ dày, điều này quan trọng ở trẻ em, phụ nữ mang thai là những đối tượng cần vitamin C nhưng lại rất dễ nôn ói khi tiếp xúc thực phẩm có tính acid cao.
+ chọn dạng vitamin C ít tạo oxalate là thành tố tăng nguy cơ sỏi thận khi sử dụng vitamin C kéo dài ở những bệnh mãn tính cần bổ sung vitamin C liều cao và lâu dài.
+ chọn dạng vitamin C có khả năng tồn tại lâu trong tế bào bạch cầu để kéo dài hiệu quả bảo vệ vì duy trì liên tục tăng cường sức đề kháng.
Ester C là công thức cải tiến của Mỹ,
+ chứa các dạng chuyển hóa sẵn của vitamin C nên dễ hấp thu
+ pH trung tính (pH gần bằng 7), ít kích thích dạ dày
+ Rất ít tạo ra oxalate nên giảm thiểu nguy cơ gây sỏi thận
+ Hiệu quả bảo vệ liên tục do tồn tại kéo dài trong tế bào bạch cầu suốt 24 giờ.